Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2019

 Tranh Chấp Thương Mại Có Yếu Tố Nước Ngoài
Tranh  chấp thương mại có yếu tố nước ngoài là các hoạt động  bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác trong đó có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể này được giải quyết bằng tòa án hoặc trọng tài thương mại, nếu chúng không giải quyết được bằng thương lượng.
Giải quyết tranh chấp bằng tòa án là quyền đương nhiên, các bên tranh chấp không cần phải thỏa thuận. Bên có quyền lợi bị xâm phạm có thể khởi kiện tại tòa án nước mình, tòa án của bên vi phạm hoặc thậm chí tại tòa án của một nước thứ ba, tùy thuộc tòa án của các nước này có thẩm quyền giải quyết loại tranh chấp cụ thể đó không. Thẩm quyền của tòa án cũng có thể được xác lập bởi thỏa thuận của các bên, nếu pháp luật tố tụng của nước đó chấp nhận thỏa thuận này. Tuy nhiên, quyết định của tòa án nước này muốn được thi hành tại một nước khác thì phải được nước khác đó công nhận. Bởi vậy, thuận tiện nhất là lựa chọn khởi kiện ở nơi mà bản án cũng cần được thi hành. Tòa án công nhận xem xét việc đáp ứng các điều kiện công nhận, nhưng không bao gồm xem xét lại sự việc.
Bên cạnh giải quyết tranh chấp bằng tòa án, hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại đặc biệt được ưa chuộng trong hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên, trọng tài chỉ có thẩm quyền nếu được các bên thỏa thuận. Thỏa thuận trọng tài có thể là thỏa thuận trong hợp đồng hoặc trong một văn bản riêng biệt, trước hoặc sau khi phát sinh tranh chấp. Thỏa thuận phải chỉ định một trung tâm trọng tài cụ thể hoặc một hội đồng trọng tài do các bên thành lập. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có nhiều ưu điểm, như được các bên tín nhiệm, thủ tục đơn giản, có thể thỏa thuận nơi tiến hành xét xử, nhất là giữ được bí mật và uy tín của các bên do phiên xét xử không công khai. Phán quyết trọng tài là chung thẩm, các bên phải thi hành, trừ trường hợp bị tòa án hủy theo thủ tục hủy quyết định trọng tài, trong đó tòa án không xem xét lại sự việc mà chỉ xem xét việc tuân thủ các điều kiện và thủ tục tố tụng. Phán quyết của trọng tài quốc tế hoặc nước ngoài muốn được thi hành tại một nước khác cũng phải được nước khác đó công nhận. Trong thủ tục công nhận này tòa án cũng không xem xét lại sự việc.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Công ty luật để được tư vấn hoặc thực hiện dịch vụ giải quyết tranh chấp thương mại và các vấn đề khác.

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2019

Sau Khi Ly Hôn Thì Phải Trả Mức Cấp Dưỡng Nuôi Con Là Bao Nhiêu ?
Mức cấp dưỡng nuôi con pháp luật có quy định là bao nhiêu không? Phương thức cấp dưỡng như thế nào?
Khi ly hôn, các bên sẽ cần thỏa thuận với nhau về việc ai sẽ là người nuôi con và người còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng để người kia nuôi con. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng. Người có nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ đóng góp một khoản tiền hoặc tài sản của người đó để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu hàng ngày hoặc hàng tháng của người được cấp dưỡng. vậy thì pháp luật có quy định như thế nào về mức cấp dưỡng để nuôi con?

Tuy nhiên pháp luật lại không ấn định mức cấp dưỡng là bao nhiêu. Về khoản cấp dưỡng để nuôi con thì bố mẹ tự thỏa thuận với nhau căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Và khi có lý do chính đáng thì có thể thay đổi mức cấp dưỡng và hai bên có thỏa thuận được với nhau về sự thay đổi đó.Trước hết, chúng tôi sẽ đưa ra cho các bạn khái quát chung nhất về cấp dưỡng. Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014, cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này. Như vậy, sau khi ly hôn thì bố hoặc mẹ có trách nhiệm cấp dưỡng để nuôi con đến khi con trưởng thành.
Về phương thức cấp dưỡng thì bố hoặc mẹ có thể thực hiện định kỳ nghĩa vụ này hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể thỏa thuận với nhau về việc thay đổi phương thức cấp dưỡng hoặc tạm ngừng cấp dưỡng nếu lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Việc cấp dưỡng sẽ chấm dứt khi con đã thành niên và có khả năng lao động hoặc là người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng hoặc là một trong hai người chết. Trên đây là toàn bộ các quy định của pháp luật về việc cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn. Trong vấn đề này thì pháp luật hoàn toàn tôn trọng thỏa thuận của hai bên.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Công ty luật chúng tôi để được tư vấn hoặc thực hiện dịch vụ dịch vụ soạn đơn ly hôn, biên bản thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng.


Nguồn : Luật sư 1900
Gia Hạn Giấy Chứng Nhận Đầu Tư

Khác với doanh nghiệp trong nướcDoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ hoạt động theo thời hạn hoạt động của dự án. Trước khi hết hạn, Nhà đầu tư muốn gia hạn thời hạn hoạt động của dự án phải nộp hồ sơ xin Gia hạn tại cơ quan có thẩm quyền nơi cấp Giấy chứng nhận đầu tư.


Theo quy định, thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu hoạt động của dự án và không quá năm mươi năm, trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn, nhưng không quá bảy mươi năm. Thời hạn dự án được quy định trên Giấy chứng nhận đầu tư.
Trước khi hết hạn, Nhà đầu tư nộp hồ sơ xin gia hạn Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:
– Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư ;
– Trường hợp dự án đầu tư có sử dụng vốn nhà nước thì phải có văn bản chấp thuận việc thay đổi nội dung dự án đầu tư của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư.
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;
– Bản sửa đổi, bổ sung Điều lệ doanh nghiệp hoặc Bản sửa đổi, bổ sung Hợp đồng liên doanh;
– Bản giải trình lý do điều chỉnh; những thay đổi so với dự án đang triển khai;
– Báo cáo tình hình thực hiện dự án đến thời điểm điều chỉnh dự án;
Thời gian thực hiện: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Hãy liên hệ với ANT Lawyers để được tư vấn chi tiết về thủ tục đầu tư, theo địa chỉ:

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2019

Tư Vấn Tranh Chấp Lao Động

Tranh chấp lao động là gì?


Căn cứ pháp lý
  • Bộ luật Lao động 2012;
  • NĐ 05/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động;
  • NĐ 46/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tranh chấp lao động;
  • Thông tư 08/2013/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tranh chấp lao động.
Tranh chấp lao động (TCLĐ) là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.
Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
Đối với tranh chấp lao động, khi xảy ra tranh chấp trước hết các bên có thể tiến hành thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.
Tuy nhiên nếu một bên từ chối thương lượng, thương lượng không thành hoặc thương lượng thành mà một bên không thực hiện có thể tiếp hành giải quyết tranh chấp tại cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo yêu cầu của một bên. Trong trường hợp này, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết TCLĐ là khác nhau đối với TCLĐ cá nhân và TCLĐ tập thể, cụ thể:
Trước hết việc tranh chấp phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải thông qua hòa giải viên lao động. Một bên tranh chấp bằng cách gửi đơn đến Phòng Lao động Thương binh Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở hoặc cư trú, sau khi tiếp nhận Phòng Lao động, Thương binh và xã hội sẽ cử hòa giải viên lao động tham gia giải quyết tranh chấp lao động.
Trường hợp hòa giải viên lao động được cử không tổ chức hòa giải trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, tranh chấp đã được hòa giải nhưng không thành, hòa giải thành nhưng bên người sử dụng lao động không thực hiện những thỏa thuận được ghi trong biên bản hòa giải thành thì các bên có quyền
Đối với TCLĐ cá nhân: yêu cầu Tòa án giải quyết, cụ thể là Tòa án Nhân dân cấp huyện và là TAND nơi bị đơn có trụ sở đối với bị đơn là tổ chức hoặc nơi bị đơn cư trú nếu là cá nhân.
Ngoài ra đối với một số tranh chấp lao động được quy định tại Khoản 1 Điều 201 BLLĐ (như tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải, về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, về bồi thường thiệt hại,…), các bên có thể kiện ra tòa ngay mà không phải qua thủ tục hòa giải.
Đối với TCLĐ tập thể về nghĩa vụ: yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện) nơi xảy ra tranh chấp giải quyết. Sau đó, nếu các bên không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, với Tòa án là 1 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Thời hiệu yêu cầu giải quyết lao động tập thể về lợi ích: luật không quy định.

Bất Động Sản Đang Thế Chấp Có Thể Chuyển Nhượng  Được Không ?
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần những thủ tục gì?
 Bất động sản đang thế chấp có thể chuyển nhượng được không? 
Bất động sản là tài sản có giá trị thường được mang ra thực hiện các giao dịch nhằm phục vụ các lợi ích cho chủ sở hữu. Tuy nhiên, không phải lúc nào bất động sản cũng có thể mang ra chuyển nhượng được mà cần phải tuân theo các quy định của pháp luật về chuyển nhượng bất động sản. Đặc biệt việc chuyển nhượng bất động sản đang bị thế chấp sẽ gặp nhiều hạn chế nhất định.

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là việc người sử dụng đất chuyển giao đất và quyền sử dụng đất đó cho người được chuyển nhượng (gọi là bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất) sử dụng. Bên chuyển giao đất và quyền sử dụng đất được nhận số tiền tương đương với giá trị quyền sử dụng đất theo sự thỏa thuận của các bên.
Theo Khoản 1 Điều 317 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định thì thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
Điều 320 BLDS quy định về nghĩa vụ của bên thế chấp, trong đó có quy định là bên thế chấp không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp được cho phép, cụ thể là bên thế chấp được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp. Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.
Ngoài ra, bên thế chấp còn được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật. Như vậy, khi bất động sản đang bị thế chấp thì nếu không được sự đồng ý của Bên nhận thế chấp thì sẽ không thể thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp, các bên có thể lập Biên bản thỏa thuận (Bên thế chấp- bên nhận thế chấp- Bên nhận chuyển nhượng), để khi bên nhận chuyển nhượng thanh toán tiền chuyển nhượng thì bên thế chấp sẽ có nguồn trả nợ cho bên nhận thế chấp và giải chấp tài sản.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Công ty luật để được tư vấn hoặc hỗ trợ thực hiện dịch vụ soạn Hợp đồng thế chấp, Hợp đồng chuyển nhượng nhà/đất. 


Nguồn : Luật sư 1900